Thập niên 1940 Mốc sự kiện trong Chiến tranh Lạnh

1945

1946

  • Tháng 1: Nội chiến Trung Quốc tái diễn giữa hai thế lực của Đảng Cộng sảnQuốc Dân Đảng.
  • 7 tháng 1: Cộng hòa Áo được phục hồi với biên giới của năm 1937 nhưng bị chia cắt thành 4 vùng quản lý của Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô.
  • 9 tháng 1: Joseph Stalin trong bài diễn văn bầu cử của mình đã nói rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc chiến tranh trong tương lai.[1]
  • 11 tháng 1: Enver Hoxha tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Albania và tự nhận là Thủ tướng.
  • 23 tháng 1: George F. Kennan đã viết "Bức điện Dài" (Long Telegram) cho biết cách nhìn nhận của ông về những mục tiêu và ý định của giới lãnh đạo Liên Xô.[2]
  • Tháng 3: Nội chiến Hy Lạp nổ ra giữa những người cộng sản và chính phủ Cộng hòa Hy Lạp.
  • 2 tháng 3: Binh sĩ Anh rút khỏi những khu vực chiếm đóng của họ tại miền nam Iran. Quân đội Liên Xô vẫn tiếp tục đóng tại khu vực phía bắc.
  • 5 tháng 3: Winston Churchill sử dụng khái niệm bức màn sắt cắt ngang châu Âu trong một bài diễn văn của mình.
  • 5 tháng 4: Quân đội Liên Xô di tản khỏi Iran sau một vụ khủng hoảng.
  • 4 tháng 7: Philippines giành được độc lập từ Hoa Kỳ và bắt đầu chiến đấu chống lại sự nổi dậy của những người cộng sản Huk.
  • 6 tháng 9: Trong bài phát biểu gọi là "trình bày chính sách với nước Đức" (Restatement of Policy on Germany) đọc tại Stuttgart, James F. Byrnes, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã chối bỏ Kế hoạch Morgenthau. Ông nói rằng mục đích của Hoa Kỳ là duy trì quân đội ở châu Âu vô hạn định và bày tỏ Mỹ chấp thuận sáp nhập 29% lãnh thổ Đức trước chiến tranh, nhưng không bỏ qua những yêu sách xa hơn.
  • 8 tháng 9: Qua một cuộc trưng cầu dân ý, Bulgaria ủng hộ thành lập một nước Cộng hòa Nhân dân, phế truất vua Simeon II. Các quốc gia phương Tây coi cuộc bầu cử là sai lầm cơ bản.
  • 24 tháng 9: Báo cáo Clifford-Elsey được trình bày cho Truman. Tài liệu này liệt kê những vi phạm thỏa thuận của Liên Xô với Hoa Kỳ.
  • 27 tháng 9:Nikolai Vasilevich Novikov viết một văn bản phản hồi "Bức điện Dài" của Kennan, được biết đến là "bức điện Novikov", trong đó, ông nói rằng Hoa Kỳ đang "đấu tranh cho uy quyền thế giới".[3]
  • 19 tháng 12: Pháp đổ bộ vào Đông Dương khởi đầu chiến tranh Đông Dương. Người Pháp bị chống lại bởi những người cộng sản Việt Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc.

1947

  • 1 tháng 1: Khu vực chiếm đóng của Mỹ và Anh tại Đức được hợp nhất thành Bizone, hay còn gọi là Bizonia.
  • 12 tháng 3: Tổng thống Harry Truman tuyên bố về Chủ thuyết Truman, bắt đầu viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tránh cho hai nước này đi theo Liên Xô.
  • 16 tháng 4: Bernard Baruch, trong bài phát biểu nhân lễ ra mắt bức tranh chân dung của mình tại hạ viện bang Nam Carolina, cho ra đời thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh" để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
  • 22 tháng 5: Hoa Kỳ viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện mục đích muốn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản phát triển ở Địa Trung Hải.
  • 5 tháng 6: Ngoại trưởng Hoa Kỳ George Marshall đề xuất các kế hoạch hỗ trợ kinh tế toàn diện cho các quốc gia Tây Âu bị chiến tranh tàn phá. Sau này chương trình này được biết đến là kế hoạch Marshall.
  • 11 tháng 7: Hoa Kỳ tuyên bố chính sách chiếm đóng mới với Đức. The occupation directive JCS 1067, whose economic section had prohibited "steps looking toward the economic rehabilitation of Germany [or] designed to maintain or strengthen the German economy", is replaced by the new US occupation directive JCS 1779 which instead notes that "An orderly, prosperous Europe requires the economic contributions of a stable and productive Germany."
  • 14 tháng 8: Ấn Độ và Pakistan được Liên hiệp Anh trào trả độc lập.
  • 14 tháng 11: Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết yêu cầu binh lính nước ngoài rút khỏi bán đảo Triều Tiên, bầu cử tự do tại mỗi bên và thành lập một ủy ban Liên Hiệp Quốc để thống nhất liên Triều.
  • 30 tháng 12: Tại România, vua Michael I của Romania bị Gheorghe Gheorghiu-Dej buộc phải thoái vị, chế độ quân chủ bị thủ tiêu và được thay thế bởi Cộng hòa România. Đảng Cộng sản nắm quyền điều hành đất nước cho đến tháng 12 năm 1989.

1948

  • 25 tháng 2: Đảng Cộng sản nắm chính quyềnTiệp Khắc, sau khi tổng thống Edvard Beneš chấp nhận sự từ chức của tất cả các bộ trưởng không theo chủ nghĩa cộng sản.
  • 10 tháng 3: Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk được báo cáo là đã tự sát.
  • 3 tháng 4: Truman ký phê chuẩn kế hoạch Marshall. Cho đến khi chương trình này kết thúc, Hoa Kỳ đã viện trợ kinh tế 12,4 tỉ USD cho các quốc gia châu Âu.
  • 10 tháng 5: Một cuộc bầu cử quốc hội tại Nam Hàn parliamentary vote in southern Korea sees the confirmation of Syngman Rhee as President of the Republic of Korea, after a left-wing boycott.
  • 18 tháng 6: Một cuộc nổi dậy của cộng sản tại Liên bang Mã Lai nổ ra để chống lại quân đội Anh và Commonwealth.
  • 21 tháng 6: Tại Đức, khu vực Bizone và khu vực Pháp chiếm đóng phát hành một đồng tiền chung, Mác Đức.
  • 24 tháng 6: Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin ra lệnh phong tỏa mọi tuyến đường bộ từ Tây Đức vào Berlin, nhằm cô lập và đẩy lui các lực lượng của Pháp, Anh và Mỹ ra khỏi thành phố. Đáp lại, ba cường quốc phương Tây thiết lập cầu không vận Berlin để tiếp tế cho nhân dân Berlin qua đường không.
  • 28 tháng 6: Liên Xô trục xuất Yugoslavia ra khỏi Cục Thông tin Cộng sản (COMINFORM) for the latter's position on the Greek civil war.
  • 28 tháng 6 (đến 11 tháng 5 năm 1949): Cầu không vận Berlin làm thất bại sự phong tỏa của Liên Xô để tiếp tế cho Tây Berlin.
  • 17 tháng 7: Hiến pháp Đại Hàn Dân Quốc có hiệu lực.
  • 9 tháng 9: Liên Xô tuyên bố Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là chính quyền hợp pháp của toàn bộ bán đảo Triều Tiên với Kim Nhật Thành là thủ tướng.
  • 20 tháng 11: Lãnh sự và các nhân viên Mỹ ở Thẩm Dương, Trung Quốc, bị cộng sản Trung Quốc bắt làm con tin. Cuộc khủng hoảng kéo dài cho đến một năm sau đó, trong thời gian này quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và chính quyền cộng sản mới ở Trung Quốc bị gây phương hại nghiêm trọng.

1949